lhh logo
Categories
Khai Vấn Phát Triển Nhân Lực Quản Lý Sự Thay Đổi

Thay Đổi Mô Hình: Nhà Lãnh Đạo Là Coach

Thay Đổi Mô Hình: Nhà Lãnh Đạo Là Coach

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

A Paradigm Shift Leaders Who Coach

“Tại thời điểm đó, các kỹ năng coaching sẽ giúp họ bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác trong khi vẫn cho phép họ có thời gian để tự chăm sóc đến bản thân mình.”

Linda Lindberg, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Quản lý Thương mại Ericsson Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ

Đại dịch có phải là thời điểm thích hợp để đào tạo các nhà quản lý về văn hóa coaching?

Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo tại Ericsson, công ty viễn thông hàng đầu Thụy Điển, trên 11 quốc gia thuộc khu vực thị trường Châu Đại Dương, Đông Nam Á và Ấn Độ phải đối mặt vào đầu năm 2020.

Giống như nhiều công ty khác, Ericsson đã dự đoán sẽ có sự thay đổi trong văn hóa lãnh đạo, với những hành vi, tư duy và kỹ năng mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu vừa mới, vừa khó dự đoán của thị trường và nhân viên. Sự lên xuống bình thường và dòng chảy thương mại giờ đây bị hạn chế nhiều so với trước. Trong tình huống đó việc tự phát triển các nhà lãnh đạo chưa bao giờ được chú trọng như vậy.

Ericsson đã lên kế hoạch trong vài tháng để thực hiện một chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo và coaching quy mô lớn cho tất cả các cấp lãnh đạo trên toàn khu vực. Nhưng khi đại dịch xảy ra, 450 nhà lãnh đạo là đối tượng của chương trình này và 9.000 nhân viên mà họ giám sát đột nhiên bị buộc phải làm việc tại nhà.

Có hợp lý không khi tiếp tục đào tạo khi các nhà quản lý và những người mà họ đang quản lý trong khi họ đang bị cách ly với nhau không? Rất nhanh chóng, ban lãnh đạo Ericsson xác định rằng điều đó không chỉ có ý nghĩa mà còn rất cần thiết.

Priyanka Anand, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Nhân sự của Ericsson Khu vực Thị trường Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đã muốn giúp các nhà lãnh đạo cấp cao của mình phát triển thành những coach giỏi từ lâu. “Khi đại dịch xảy ra và rõ ràng là nó sẽ không sớm biến mất, chúng tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng việc giúp các nhà lãnh đạo của chúng tôi đối phó với những căng thẳng và lo lắng mà nhân viên của họ đang phải trải qua là rất quan trọng ”.

Trước đây, nhiều công ty đã tổ chức các cuộc hội thảo về Resilience hoặc Quản trị sự Thay đổi khi đối mặt với một thách thức như đại dịch. Tuy nhiên, Anand cho biết cô nghĩ rằng cung cấp cho các lãnh đạo một số hiểu biết sâu sắc về văn hóa coaching có thể giúp ích nhiều hơn là chỉ xoa dịu tinh thần của họ khi đối mặt với một tình huống gây lo lắng.

Theo Anand, chương trình đã được thiết kế một phần trước đại dịch, tập trung vào năm mục tiêu cốt lõi.

  • Tăng khả năng đưa ra quyết định can đảm và dựa trên thực tế.
  • Tăng sự đồng cảm đối với các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.
  • Tăng cường hợp tác giữa các công ty
  • Tăng khả năng thực thi các quyết định một cách nhanh chóng
  • Tăng cường hỗ trợ cho một “môi trường dám lên tiếng”.

Anand nói, văn hóa coaching là một con đường rõ ràng để kết nối tất cả những ưu tiên này. “Chúng tôi muốn phát triển các nhà lãnh đạo của mình trở thành những coach giỏi,” cô nói. “Để giúp đỡ nhân viên của họ, chúng tôi cần những nhà lãnh đạo này đồng cảm hơn. Để làm được điều đó, chúng tôi cần họ biết rằng không phải lúc nào họ cũng phải đưa ra lời khuyên; đôi khi lắng nghe là điều quan trọng nhất mà họ có thể làm. Và điều đó giúp tạo ra một môi trường mà nhân viên cảm thấy an toàn để nói lên và thể hiện bản thân ”.

Linda Lindberg, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Quản lý Thương mại của Ericsson Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ, cho biết chiến lược đằng sau việc sử dụng văn hóa coaching để giúp các nhà quản lý định hướng trong đại dịch và hỗ trợ nhân viên của họ là một nỗ lực nhằm “đưa sự phát triển của lãnh đạo lên tầm bối cảnh bền vững hơn. ”

Ericsson đã thực hiện một cuộc khảo sát vào mùa xuân để tìm hiểu xem mọi người đang chống chọi với áp lực và căng thẳng của giai đoạn làm việc tại nhà như thế nào, Lindberg nói. “Kết quả cho thấy mức độ căng thẳng đã tăng trên diện rộng”,“Tại thời điểm đó, các kỹ năng coaching sẽ giúp họ bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác trong khi vẫn cho phép họ có thời gian để tự chăm sóc đến bản thân mình.”

Tuy mục tiêu to lớn như vậy, nhưng phương pháp thực hiện không phải một vấn đề quá lớn. Ericsson là một công ty viễn thông đang thực hiện công việc giữ mọi người kết nối trong đại dịch, các nhân viên của Ericsson rất thoải mái khi thích nghi với công nghệ ảo. Họ cảm thấy thoải mái khi làm việc hoặc học tập trong môi trường ảo.

Anand nói: “Đầu tư kỹ thuật số luôn là một phần trong máu của chúng tôi. “Đó là điều luôn được quan tâm hàng đầu trong kế hoạch của chúng tôi và chúng tôi luôn cải tiến cách xây dựng năng lực kỹ thuật số của mình. Vì vậy, mọi người đã điều chỉnh để nằm bắt được bản chất của việc làm việc trong môi trường ảo.”

Hơn 450 người trong số các giám đốc điều hành đã tham dự các phiên “giới thiệu” ảo. Sau đó, các nhà quản lý được yêu cầu đăng ký một loạt các buổi học chuyên sâu về văn hóa và kỹ năng coaching. Gần 3/4 số người tham dự các phiên giới thiệu cuối cùng đã chọn tham gia chương trình.

Ngoài ra, những người tham gia được khuyến khích tham gia vào “câu lạc bộ coaching”, nơi họ có thể thực hành các cuộc trò chuyện với coach của mình. Lindberg nói: “Học lý thuyết là được nhưng bạn thực sự cần phải đi sâu vào làm và áp dụng nó vào thực tế trước khi nó trở thành một phần của bạn.” “Những câu lạc bộ coaching đó đã tạo ra một sự gắn bó xung quanh các lớp học. Nó đã giúp chúng tôi phát triển những sức mạnh bên trong xung quanh kỹ năng coaching. ”

Kết quả ban đầu rất ấn tượng. Lindberg cho biết, phần lớn những người tham gia đều xếp hạng các buổi học kỹ năng coaching nhóm của họ rất cao. Và bảy trong số 10 người tham gia báo cáo rằng hiệu suất của họ đã được cải thiện nhờ việc tham gia chương trình.

Cuối cùng, chương trình kỹ năng coaching phục vụ hai mục tiêu chính cho Ericsson, Lindberg nói. Nó cung cấp cho các nhà quản lý các công cụ và tư duy cần thiết để đối phó với môi trường làm việc ảo hiện tại. Và cũng có những lợi ích lâu dài khác.

“Chúng tôi luôn nói về tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong các nhà lãnh đạo,” Lindberg nói. “Cách tốt nhất để tăng cường tinh thần trách nhiệm là thông qua các kỹ năng coaching. Khi các họ nhận ra rằng họ đang phải chịu trách nhiệm, họ cũng sẽ có cảm giác tự hào. Nó cho phép họ sở hữu kết quả của mình. Và nó cho phép họ phát triển với tư cách là những nhà lãnh đạo và xây dựng sức mạnh dự bị cho công ty. Đó thực sự là một nền văn hóa nơi các nhà lãnh đạo đang xây dựng các nhà lãnh đạo khác, tạo điều kiện và chuẩn bị cho họ cho các vai trò trong tương lai. ”

Kevin Ackermann, Giám đốc, Giải pháp Khách hàng, LHH

Nguồn: lhh.com

Categories
Phát Triển Nhân Lực Phát Triển Tổ Chức Quản Lý Sự Thay Đổi

Năng Lực & Khung Năng Lực

Năng Lực & Khung Năng Lực

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

Khung Năng lực là một mô hình được triển khai cho Phòng Nhân Sự nhằm xác định những kỹ năng, kiến thức và hành vi cần thiết cho một nhân viên hoàn thành xuất sắc một công việc được giao.

NĂNG LỰC LÀ GÌ

Năng lực là một tập hợp của những kỹ năng, kiến thức, tố chất và những hành vi giúp cho một cá nhân có một năng suất lao động xuất sắc nhất trong vai trò/công việc được giao. Năng lực là những hành vi chúng ta có thể quan sát được để đo lường và đánh giá; và đó là phần quan trọng nhất mà giám sát và quản lý dựa vào trên các yêu cầu của công việc khi tuyển dụng, đánh giá, phát triển, khen thưởng các cá nhân và trong việc xem xét Kế hoạch Kế thừa của Tổ chức và Giữ Nhân tài.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LỰC

Các Năng lực giúp nhân viên trong một Tổ chức hiểu rõ về những hành vi mong đợi từ họ, những hành vi này phải luôn được chứng tỏ qua từng cấp độ, dẫn đến thành công của toàn Tổ chức.

KHUNG NĂNG LỰC LÀ GÌ

Khung Năng lực là một mô hình được triển khai cho Phòng Nhân Sự nhằm xác định những kỹ năng, kiến thức và hành vi cần thiết cho một nhân viên hoàn thành xuất sắc một công việc được giao.

Khung Năng lực thể hiện rõ nét Năng suất lao động xuất sắc trong một tổ chức. Bao gồm một số các Năng lực được áp dụng cho toàn thể các chức năng/phòng ban trong công ty. Mỗi năng lực mô tả những hành vi tiêu biểu xuất sắc trong khi làm việc tại công ty. Khung Năng lực dùng làm thước đo khi đánh giá thái độ/năng suất làm việc của từng nhân viên. Công ty dùng Khung Năng lực để truyền đạt mong muốn của công ty về những năng lực/hành vi cần phải có khi làm việc tại công ty. Những hành vi đạt/vượt yêu cầu trong từng công việc, theo từng cấp độ sẽ được trân trọng, công nhận và khen thưởng. Khung Năng lực bảo đảm rằng toàn thể các thành viên trong công ty có một sự hiểu biết chung về giá trị của công ty và những hành vi nào công ty mong đợi nhất để cải thiện Năng suất lao động của toàn công ty thông qua Năng suất lao động của từng cá nhân tại công ty sẽ tăng lên từng ngày và thúc đẩy việc phát triển cũng như thành công của công ty.

Nói cụ thể hơn, Khung năng lực là những hành vi cần có (nêu rõ) đối với từng năng lực ở nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau, được chia thành 5 cấp độ. Hành vi đối với từng năng lực sẽ tăng dần theo cấp độ.

KHUNG NĂNG LỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH GÌ

Áp dụng Khung Năng lực trong Tổ chức sẽ giúp liệt kê ra những hành vi, kỹ năng, năng lực và kiến thức cần phải có để đạt được những mục tiêu của Tổ chức, hướng đến việc đạt thêm nhiều đỉnh cao, thành công và cải thiện năng suất lao động của toàn Tổ chức. Hơn nữa, Khung Năng lực cũng giúp làm thước đo đánh giá các hành vi của nhân viên trong toàn Tổ chức và giúp cải tiến những hành vi qua những cấp độ ngày càng cao hơn.

Vì vậy, một Khung Năng lực được cấu trúc và triển khai đúng cách và đúng thời điểm sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp Tổ chức đạt những mục tiêu hiện tại và lâu dài trong tương lai.

Cụ thể hơn, Khung Năng lực sẽ giúp thực hiện những việc sau đây:

khung nang luc

Những mục tiêu được đặt rõ ràng cho nhân viên và nhân viên được hướng dẫn cụ thể trong việc thực hành và thể hiện những hành vi mà Tổ chức mong đợi ở họ.

khung nang luc

Những gì Tổ chức mong đợi ở họ sẽ được thông báo rõ ràng, và họ sẽ cố gắng cải tiến năng suất lao động thông qua những hành vi tiêu biểu trong Khung Năng lực.

khung nang luc

Những khiếm khuyết về Năng lực sẽ dần được cải thiện, những điểm mạnh sẽ được phát triển thêm và sự nghiệp của từng nhân viên sẽ không ngừng phát triển.

khung nang luc

Nhân viên sẽ trở nên linh hoạt hơn vì những năng lực được cải thiện từng ngày. Họ sẽ được trang bị tốt hơn cho những thay đổi không ngừng trên thị trường và sẽ nhận trách nhiệm trong việc hoàn thiện các kỹ năng nhằm tăng năng suất lao động. Như vậy, Tổ chức sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.

khung nang luc

Giúp Phòng Nhân Sự nhận biết một cách cụ thể các kỹ năng của toàn thể nhân viên. Từ dó sẽ lập kế hoạch Đào tạo & Phát triển chính xác hơn.

khung nang luc

Khung năng lực là một hệ thống đánh giá và đo lường năng suất lao động công bằng và ổn định.

Các Năng lực trong Khung Năng lực sẽ được sử dụng/áp dụng rộng rãi trong toàn Tổ chức và đặc biệt được thực hiện trong những chức năng Quản Trị Nhân Sự, qua những hoạt động sau đây:

competency framework

LẬP KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Năng lực được sử dụng trong việc thiết kế các công việc, như trong việc triển khai nội dung/vai trò/trách nhiệm của từng công việc. Cụ thể là các năng lực cần có cho một công việc/vai trò sẽ nêu rõ những kỹ năng, hành vi và tố chất bảo đảm cho việc đạt năng suất xuất sắc nhất cho công việc/vai trò ấy.

competency framework

HỖ TRỢ VIỆC THAY ĐỔI

Khi phải thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào, năng lực giúp chúng ta hiểu được lí do vì sao sự việc phải thay đổi, biết mình phải làm gì đó khác đi, phải làm như thế nào và nên tham gia vào việc gì.

competency framework

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Năng lực là một phần quan trọng trong Bản Mô Tả Công Việc vì năng lực giúp cho người giữ vị trí công việc đó hiểu chính xác mình cần làm gì. Cấp độ của hành vi yêu cầu đối với từng năng lực nên được nêu rõ trong Bản Mô Tả Công Việc.

competency framework

TUYỂN DỤNG

Năng lực yêu cầu để hoàn thành tốt công việc đối với vị trí tuyển dụng nên được nêu rõ trong mẫu tin tuyển dụng. Sau đó yêu cầu ứng viên chứng tỏ những hành vi cần có đó khi phỏng vấn, dùng năng lực làm phương tiện đánh giá ứng viên đảm bảo tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất và gắn kết lâu dài với công ty.

competency framework

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Khi đánh giá kết quả công việc của nhân viên, người quản lý có thể quan sát và xếp hạng từng hành vi yêu cầu để hoàn thành tốt công việc đồng thời đưa ra ý kiến đánh giá cụ thể. Ý kiến đánh giá phải công bằng, nhất quán và khách quan. Nhân viên có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như lĩnh vực mình cần hoàn thiện sau khi có kết quả đánh giá.

competency framework

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Khung Năng Lực là công cụ hiệu quả nhất để xác định lĩnh vực cụ thể nhân viên cần hoàn thiện, từ đó thiết kế chương trình với từng hành vi cụ thể tương ứng với từng cấp độ khác nhau. Hoặc cũng có thể thiết kế hay xác định kế hoạch để chỉ cho nhân viên thấy họ có thể phát triển năng lực cụ thể trong một tình huống nào đó.

competency framework

QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Người ta thường tự hỏi “cái nào quan trọng hơn, Đạt được mục tiêu hay Chứng tỏ được năng lực bản thân?” Câu trả lời là cả hai. Một khi có năng lực, và thể hiện tốt năng lực đó, sẽ dẫn đến đạt được mục tiêu, ắt hẳn tạo ra động lực và cơ hội.

competency framework

QUẢN LÝ NGƯỜI TÀI VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ THỪA

Trước hết, việc Xây dựng đội ngũ Kế thừa và đưa ra các quyết định bổ nhiệm có thể sử dụng bản mô tả năng lực để hỗ trợ xác định ứng viên phù hợp nhất. Mỗi ứng viên có thể tự so sánh điểm mạnh và điểm yếu của mình với bản mô tả năng lực của những vị trí khác đồng thời xác định những vị trí đó có phù hợp với mình không.

Tác Giả: Đặng Yến Phi – Associate Consultant –LHH Vietnam

LHH uses cookies to ensure you get the best experience on our website. Learn more Accept