lhh logo
Categories
Chuyển Đổi Nghề Nghiệp

Bồi thường nghỉ việc hay hỗ trợ Chuyển Đổi Nghề Nghiệp?

LHH Vietnam’s Career Transition and Outplacement

Bồi thường nghỉ việc hay hỗ trợ Chuyển Đổi Nghề Nghiệp?

Đây có thể là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tổ chức của bạn phải lựa chọn trong vài tháng tới.

Một sự thật không thể phủ nhận rằng đây sẽ là một năm khó khăn đối với nhiều công ty. Năm trước, sự kết hợp giữa khả năng phục hồi nhanh chóng và các chương trình hỗ trợ của chính phủ đã giúp rất nhiều người sử dụng lao động trụ lại được và trong quá trình này, nhiều người lao động được tiếp tục công việc và nhận lương nhưng cũng có không ít người bị mất việc.

Không rõ những hỗ trợ đó sẽ được duy trì đến khi nào, nhưng có vẻ ngày càng có nhiều khả năng là ngay cả khi vắc-xin COVID-19 được sử dụng, các đợt bùng phát mới và các biến thể mới của virus sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu và đẩy các nhà tuyển dụng đến gần với việc tinh giảm nguồn nhân lực.

Những điều kiện đó sẽ buộc các tổ chức đối mặt với câu hỏi được đặt ra ở trên: nếu tổ chức của bạn phải đi đến quyết định giảm biên chế, bạn sẽ cho những nhân viên buộc phải thôi việc được cơ hội làm việc với một công ty chuyên về dịch vụ Chuyển Đổi Nghề Nghiệp hay cung cấp cho họ một khoản trợ cấp bằng tiền mặt và để họ đối mặt với tình trạng thất nghiệp sau đó?

Ở đây chúng ta sẽ không chọn và không nói về thôi việc, điều này nằm ngoài việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho nhiều cá nhân trong quá trình chuyển đổi. Đây là một tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra sự lựa chọn giữa hỗ trợ dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc trả tiền mặt thay vì chuyển đổi nghề nghiệp. Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động đã ngừng đề nghị chuyển đổi nghề nghiệp và chuyển thẳng sang khoản thanh toán bằng tiền mặt, có nghĩa là các nhân viên bị buộc thôi việc sẽ không bao giờ có được những lợi ích khi làm việc với một công ty Chuyển đổi nghề nghiệp.

Cả hai lựa chọn trên đều là đặc điểm nổi bật của các tổ chức luôn quan tâm đến người lao động của mình và mang đến cơ hội tốt nhất có thể để họ tìm kiếm một công việc khác. Nhưng càng ngày, chúng ta càng thấy sự khác biệt đáng kể của hai sự lựa chọn này.

Nếu tổ chức của bạn đang cân nhắc hai lựa chọn này, đây là một số điều quan trọng bạn nên biết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chuyển đổi nghề nghiệp là một GPS cho các cá nhân bị ảnh hưởng

Chuyển đổi nghề nghiệp luôn đóng vai trò là một người đồng hành đáng tin cậy để giúp các cá nhân bị ảnh hưởng định hướng những con đường đôi khi không rõ ràng để đến với những công việc mới và tốt hơn. Điều đó chưa bao giờ đúng hơn bây giờ. Với rất nhiều người phải di dời vì đại dịch và rất nhiều công ty đang thay đổi, thật khó hơn bao giờ hết để tìm được cơ hội việc làm tốt nhất và phát triển các chiến lược để thu hút họ. Giống như GPS, sự chuyển đổi nghề nghiệp có thể giúp những cá nhân bị ảnh hưởng vạch ra lộ trình nhanh nhất từ ​​công việc cũ của họ sang một công việc mới và có thể là công việc tốt hơn.

Tìm việc là một kỹ năng quan trọng

 Đối với một số người, tìm kiếm một công việc mới là điều bình thường, nhưng đó đôi lúc lại là điều khó khăn và lạ lẫm đối với một số những người khác. Một số người bị ảnh hưởng hiện nay có thể đã không phải xin việc trong nhiều năm. Chuyển đổi nghề nghiệp không chỉ hỗ trợ phát triển các kỹ năng tìm kiếm việc làm cơ bản mà còn là một lớp học tổng thể về các chiến lược giúp các cá nhân bị ảnh hưởng vượt qua sự hỗn loạn của các danh sách việc làm trực tuyến và tìm được những công việc tốt nhất hiện có. Tìm một công việc mới ngày hôm nay là một tác vụ quan trọng; một công ty chuyển đổi nghề nghiệp chủ động có thể giúp các cá nhân kết nối với các cơ hội việc làm, nhiều công việc trong số đó không bao giờ lọt vào danh sách việc làm trực tuyến. Trong thị trường việc làm rất khó khăn và phức tạp này, Chuyển đổi nghề nghiệp là một lựa chọn tối ưu.

Tốc độ là yếu tố quan trọng, và Chuyển đổi nghề nghiệp là con đường nhanh nhất để tìm một công việc mới

Từ lâu, trong ngành Chuyển đổi nghề nghiệp đã biết rằng ai đó càng mất việc lâu thì càng khó tìm được công việc mới và tốt hơn tiếp theo. Chuyển đổi nghề nghiệp chắc chắn sẽ giúp các ứng viên có được việc làm nhanh hơn – nhanh hơn tới 65% so với những người cố gắng tự tìm một công việc mới.

Chuyển đổi nghề nghiệp là cánh cổng mở ra các cơ hội và chiến lược phát triển nghề nghiệp

Khoảng thời gian trước, chuyển đổi nghề nghiệp tập trung vào việc học các kỹ thuật viết sơ yếu lý lịch và phỏng vấn. Tuy nhiên, giờ đây, cách tiếp cận đơn giản và truyền thống đó đã không còn nữa. Chuyển đổi nghề nghiệp hiện là tên gọi của tất cả các cơ hội đào tạo lại, nâng cao/cải thiện kỹ năng và tái bổ nhiệm. Những cá nhân bị ảnh hưởng được tạo cơ hội để hình dung lại sự nghiệp của họ, và quá trình chuyển đổi nghề nghiệp giúp họ xác định các chiến lược tốt nhất để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình.

Chuyển đổi nghề nghiệp giúp bảo vệ được thương hiệu của nhà tuyển dụng

Một trong những lý do tại sao một nhà tuyển dụng đưa ra sự hỗ trợ cho các cá nhân bị thay thế là để bảo vệ thương hiệu của họ với tư cách là một nhà tuyển dụng hàng đầu. Nếu bạn đối xử tệ với nhân viên của mình trong quá trình cắt giảm nhân sự, điều đó có thể khiến những nhân tài xuất sắc rời bỏ tổ chức của bạn và có thể khiến việc tuyển dụng những tài năng thay thế khác trở nên khó khăn hơn trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy các công ty tốt nhất thường có tỉ lệ sử dụng chuyển đổi nghề nghiệp cao hơn 2,5 lần bình thường. Họ biết cảm giác dễ chịu đi kèm với việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ nhanh chóng biến mất một khi những cá nhân bị ảnh hưởng nhận ra rằng việc tìm kiếm công việc tiếp theo của họ là quan trọng hơn và phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu.

Sự hấp dẫn của việc bôi thường bằng tiền mặt chắc chắn sẽ còn tồn tại, đặc biệt là trong một thị trường lao động nơi có rất nhiều tổ chức đang chịu áp lực cắt giảm chi phí và tinh giảm nguồn nhân lực. Nhưng nếu mục tiêu của việc thanh toán bằng tiền mặt là thực sự giúp một người lao động bị ảnh hưởng có được công việc tốt hoặc tốt hơn công việc mà họ vừa bị mất, thì sự lựa chọn là khá rõ ràng.

Chuyển đổi nghề nghiệp là một lựa chọn có lợi cho cả tổ chức và người lao động. Và ngay bây giờ, khi chúng ta dang tiếp tục đi trên con đường mà chưa biết chắc được điều gì có thể xảy ra trong tương lai, mọi người nên cùng đưa ra lựa chọn đôi bên cùng có lợi.

Tại sao các tổ chức chọn giải pháp Chuyển đổi nghề nghiệp của LHH?

Phạm vi dịch vụ: Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong suốt qúa trình cắt giảm quy mô, thôi việc tự nguyện hoặc bắt buộc, tái cấu trúc và tinh giảm nguồn nhân lực.

Tiết kiệm chi phí tối đa: chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ với chi phí phải chăng và cạnh tranh cho mọi ngân sách của khách hàng.

Các giải pháp linh hoạt & có thể tùy chỉnh: Chúng tôi tùy chỉnh các giải pháp phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chúng tôi cung cấp các gói tìm kiếm việc làm, kinh doanh khởi nghiệp và nghỉ hưu.

Tìm kiếm việc làm tốt nhanh hơn: 758 người ở Việt Nam đã bắt tay vào những cuộc phiêu lưu nghề nghiệp mới tuyệt vời trong 6 tháng qua với sự giúp đỡ của chúng tôi. 82% trong số họ thương lượng các vị trí ngang bằng hoặc tốt hơn.

Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để tìm hiểu thêm về Chuyển đổi nghề nghiệp hoặc nói chuyện với các chuyên gia của chúng tôi.

Categories
Phát Triển Nhân Lực Phát Triển Tổ Chức Quản Lý Sự Thay Đổi

Năng Lực & Khung Năng Lực

Năng Lực & Khung Năng Lực

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

Khung Năng lực là một mô hình được triển khai cho Phòng Nhân Sự nhằm xác định những kỹ năng, kiến thức và hành vi cần thiết cho một nhân viên hoàn thành xuất sắc một công việc được giao.

NĂNG LỰC LÀ GÌ

Năng lực là một tập hợp của những kỹ năng, kiến thức, tố chất và những hành vi giúp cho một cá nhân có một năng suất lao động xuất sắc nhất trong vai trò/công việc được giao. Năng lực là những hành vi chúng ta có thể quan sát được để đo lường và đánh giá; và đó là phần quan trọng nhất mà giám sát và quản lý dựa vào trên các yêu cầu của công việc khi tuyển dụng, đánh giá, phát triển, khen thưởng các cá nhân và trong việc xem xét Kế hoạch Kế thừa của Tổ chức và Giữ Nhân tài.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LỰC

Các Năng lực giúp nhân viên trong một Tổ chức hiểu rõ về những hành vi mong đợi từ họ, những hành vi này phải luôn được chứng tỏ qua từng cấp độ, dẫn đến thành công của toàn Tổ chức.

KHUNG NĂNG LỰC LÀ GÌ

Khung Năng lực là một mô hình được triển khai cho Phòng Nhân Sự nhằm xác định những kỹ năng, kiến thức và hành vi cần thiết cho một nhân viên hoàn thành xuất sắc một công việc được giao.

Khung Năng lực thể hiện rõ nét Năng suất lao động xuất sắc trong một tổ chức. Bao gồm một số các Năng lực được áp dụng cho toàn thể các chức năng/phòng ban trong công ty. Mỗi năng lực mô tả những hành vi tiêu biểu xuất sắc trong khi làm việc tại công ty. Khung Năng lực dùng làm thước đo khi đánh giá thái độ/năng suất làm việc của từng nhân viên. Công ty dùng Khung Năng lực để truyền đạt mong muốn của công ty về những năng lực/hành vi cần phải có khi làm việc tại công ty. Những hành vi đạt/vượt yêu cầu trong từng công việc, theo từng cấp độ sẽ được trân trọng, công nhận và khen thưởng. Khung Năng lực bảo đảm rằng toàn thể các thành viên trong công ty có một sự hiểu biết chung về giá trị của công ty và những hành vi nào công ty mong đợi nhất để cải thiện Năng suất lao động của toàn công ty thông qua Năng suất lao động của từng cá nhân tại công ty sẽ tăng lên từng ngày và thúc đẩy việc phát triển cũng như thành công của công ty.

Nói cụ thể hơn, Khung năng lực là những hành vi cần có (nêu rõ) đối với từng năng lực ở nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau, được chia thành 5 cấp độ. Hành vi đối với từng năng lực sẽ tăng dần theo cấp độ.

KHUNG NĂNG LỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH GÌ

Áp dụng Khung Năng lực trong Tổ chức sẽ giúp liệt kê ra những hành vi, kỹ năng, năng lực và kiến thức cần phải có để đạt được những mục tiêu của Tổ chức, hướng đến việc đạt thêm nhiều đỉnh cao, thành công và cải thiện năng suất lao động của toàn Tổ chức. Hơn nữa, Khung Năng lực cũng giúp làm thước đo đánh giá các hành vi của nhân viên trong toàn Tổ chức và giúp cải tiến những hành vi qua những cấp độ ngày càng cao hơn.

Vì vậy, một Khung Năng lực được cấu trúc và triển khai đúng cách và đúng thời điểm sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp Tổ chức đạt những mục tiêu hiện tại và lâu dài trong tương lai.

Cụ thể hơn, Khung Năng lực sẽ giúp thực hiện những việc sau đây:

khung nang luc

Những mục tiêu được đặt rõ ràng cho nhân viên và nhân viên được hướng dẫn cụ thể trong việc thực hành và thể hiện những hành vi mà Tổ chức mong đợi ở họ.

khung nang luc

Những gì Tổ chức mong đợi ở họ sẽ được thông báo rõ ràng, và họ sẽ cố gắng cải tiến năng suất lao động thông qua những hành vi tiêu biểu trong Khung Năng lực.

khung nang luc

Những khiếm khuyết về Năng lực sẽ dần được cải thiện, những điểm mạnh sẽ được phát triển thêm và sự nghiệp của từng nhân viên sẽ không ngừng phát triển.

khung nang luc

Nhân viên sẽ trở nên linh hoạt hơn vì những năng lực được cải thiện từng ngày. Họ sẽ được trang bị tốt hơn cho những thay đổi không ngừng trên thị trường và sẽ nhận trách nhiệm trong việc hoàn thiện các kỹ năng nhằm tăng năng suất lao động. Như vậy, Tổ chức sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.

khung nang luc

Giúp Phòng Nhân Sự nhận biết một cách cụ thể các kỹ năng của toàn thể nhân viên. Từ dó sẽ lập kế hoạch Đào tạo & Phát triển chính xác hơn.

khung nang luc

Khung năng lực là một hệ thống đánh giá và đo lường năng suất lao động công bằng và ổn định.

Các Năng lực trong Khung Năng lực sẽ được sử dụng/áp dụng rộng rãi trong toàn Tổ chức và đặc biệt được thực hiện trong những chức năng Quản Trị Nhân Sự, qua những hoạt động sau đây:

competency framework

LẬP KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Năng lực được sử dụng trong việc thiết kế các công việc, như trong việc triển khai nội dung/vai trò/trách nhiệm của từng công việc. Cụ thể là các năng lực cần có cho một công việc/vai trò sẽ nêu rõ những kỹ năng, hành vi và tố chất bảo đảm cho việc đạt năng suất xuất sắc nhất cho công việc/vai trò ấy.

competency framework

HỖ TRỢ VIỆC THAY ĐỔI

Khi phải thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào, năng lực giúp chúng ta hiểu được lí do vì sao sự việc phải thay đổi, biết mình phải làm gì đó khác đi, phải làm như thế nào và nên tham gia vào việc gì.

competency framework

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Năng lực là một phần quan trọng trong Bản Mô Tả Công Việc vì năng lực giúp cho người giữ vị trí công việc đó hiểu chính xác mình cần làm gì. Cấp độ của hành vi yêu cầu đối với từng năng lực nên được nêu rõ trong Bản Mô Tả Công Việc.

competency framework

TUYỂN DỤNG

Năng lực yêu cầu để hoàn thành tốt công việc đối với vị trí tuyển dụng nên được nêu rõ trong mẫu tin tuyển dụng. Sau đó yêu cầu ứng viên chứng tỏ những hành vi cần có đó khi phỏng vấn, dùng năng lực làm phương tiện đánh giá ứng viên đảm bảo tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất và gắn kết lâu dài với công ty.

competency framework

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Khi đánh giá kết quả công việc của nhân viên, người quản lý có thể quan sát và xếp hạng từng hành vi yêu cầu để hoàn thành tốt công việc đồng thời đưa ra ý kiến đánh giá cụ thể. Ý kiến đánh giá phải công bằng, nhất quán và khách quan. Nhân viên có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như lĩnh vực mình cần hoàn thiện sau khi có kết quả đánh giá.

competency framework

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

Khung Năng Lực là công cụ hiệu quả nhất để xác định lĩnh vực cụ thể nhân viên cần hoàn thiện, từ đó thiết kế chương trình với từng hành vi cụ thể tương ứng với từng cấp độ khác nhau. Hoặc cũng có thể thiết kế hay xác định kế hoạch để chỉ cho nhân viên thấy họ có thể phát triển năng lực cụ thể trong một tình huống nào đó.

competency framework

QUẢN LÝ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Người ta thường tự hỏi “cái nào quan trọng hơn, Đạt được mục tiêu hay Chứng tỏ được năng lực bản thân?” Câu trả lời là cả hai. Một khi có năng lực, và thể hiện tốt năng lực đó, sẽ dẫn đến đạt được mục tiêu, ắt hẳn tạo ra động lực và cơ hội.

competency framework

QUẢN LÝ NGƯỜI TÀI VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ KẾ THỪA

Trước hết, việc Xây dựng đội ngũ Kế thừa và đưa ra các quyết định bổ nhiệm có thể sử dụng bản mô tả năng lực để hỗ trợ xác định ứng viên phù hợp nhất. Mỗi ứng viên có thể tự so sánh điểm mạnh và điểm yếu của mình với bản mô tả năng lực của những vị trí khác đồng thời xác định những vị trí đó có phù hợp với mình không.

Tác Giả: Đặng Yến Phi – Associate Consultant –LHH Vietnam

Categories
Khai Vấn Phát Triển Nhân Lực

Trở thành một Coach? Khó hay dễ?

Trở thành một Coach? Khó hay dễ?

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

Trở thành Coach

Coach là gì? Theo định nghĩa của International Coaching Federation (ICF), Coaching là sự hợp tác giữa chuyên gia và khách hàng trong một quá trình làm việc chung với nhau một cách sáng tạo và thúc đẩy suy nghĩ, tạo động lực giúp khách hàng tối đa hóa những tiềm năng cá nhân và làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Nhưng trở thành một Coach liệu có khó khăn quá không? Hãy cùng Lee Hecht Harrison xem qua câu chuyện của nhà Coach đại tài Simon Moody, về việc làm cách nào ông trở thành một “thuyền trưởng”, một nhà huấn luyện nổi tiếng trên thế giới.

Simon Moody, một nhà Coach chuẩn ICF, luôn biết cách tự khai phá bản thân và tìm ra cơ hội trong mọi nghịch cảnh.

Như việc ông lên kế hoạch dành một năm để lái chiếc thuyền dài 42 foot của mình từ Gibraltar đến Vịnh Ả Rập. Tưởng chừng đây là một chuyện đơn giản, nhưng nó thật sự không dễ dàng ngay cả với một tay lái thuyền chuyên nghiệp. Và với kinh nghiệm có được từ… 20 năm trước, đây rõ ràng là thử thách lớn nhất mà ông từ đối mặt từ trước đến nay.

“Tôi chưa bao giờ cảm thấy vừa sợ hãi vừa hào hứng đến vậy trong đời” –Simon nói.

Trước khi lao vào cuộc phiêu lưu 18 tháng trên biển cả, Simon đã sống và làm việc ở tất thảy 4 lục địa. Ông bắt đầu con đường kinh doanh của mình theo lĩnh vực âm nhạc. Những bước ngoặt trong sự nghiệp quốc tế của ông lại ở lĩnh vực Phát triển thương hiệu và Marketing. Ông thậm chí còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch tại Công ty WPP chi nhánh Bắc Mỹ – Công ty quảng cáo và truyền thông đa quốc gia lớn nhất thế giới trị giá 300 triệu đô la.

Trải qua 16 năm làm việc tại WPP ở cả Anh lẫn Mỹ, Simon tiếp nhận thử thách mới khi công ty tái cấu trúc trên diện rộng. Trong thời gian đồng quản lý việc tái cơ cấu, ông nhanh chóng nhận ra đã đến lúc dừng lại và nắm bắt cơ hội tiếp theo trong cuộc đời mình. Dù đó là gì đi chăng nữa.

“Vào thời điểm ấy, sâu trong tâm trí mách bảo tôi cần phải làm “điều gì đó” để khai phá kinh nghiệm bao năm tích lũy bôn ba nơi thương trường và đồng thời tạo một bước tiến mới trong sự nghiệp của bản thân” – Simon nói.

Điều gì đó mà ông nhắc đến chính là trở thành một Huấn luyện viên –  một nhà Coach chuyên nghiệp.

Moody nói rằng trong suốt quá trình làm việc, ông có đã có được một bản profile dày dặn kinh nghiệm trong việc lãnh đạo. Không chỉ tiếp cận mà còn hỗ trợ đến từng nhân viên ông đã làm chung. Do đó, bản chất của một nhà lãnh đạo luôn là điểm nổi bật của ông.

Khi việc tái cơ cấu công ty chính thức mở cửa, cũng là thời điểm ông tái thiết lập bản thân để trở thành một nhà Coach thực thụ. Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, Simon đã ghi danh vào chương trình Coach The Coach theo chứng chỉ ICF với chế độ đào tạo chuyên sâu trong 6 tháng cung cấp cho những người tham gia chứng nhận chuyên viên quốc tế từ Liên đoàn huấn luyện quốc tế ICF.

Dù rằng Simon tiếp cận khóa đào tạo với đầy tự tin, chỉ sau 24 tiếng đầu tiên của khóa học cho thấy ông biết khá ít về những chiến lược coaching. Nhưng sau tất cả, Simon Moody đã được công nhận là một coach rất cừ và đầy trực quan.

“Bài học khó khăn nhất trong coaching, không phải là trở thành người đứng ra giải quyết tất cả mọi thứ” – Moody nói – “Đó là việc giúp khách hàng khai phá tìm năng, tự vấn và tìm ra câu trả lời ở chính bản thân họ. Thường thì xu hướng chung của các nhà lãnh đạo là dành quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề của người khác. Đó là một cách tiếp cận hạn chế”

Simon ngày càng cảm thấy khóa đào tạo này như thổi một làn gió mới trong nhận thức của ông. Moody thậm chí muốn phát triển sự nghiệp chuyên về việc Huấn luyện cho các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh lại không cho đó là quyết định đúng đắn.  

“Anh nên làm part time thôi” – Họ nói với ông – “Đừng làm điều đó, số lương ít ỏi đó không đủ nuôi sống anh đâu”. Và đó chính là điều mà ông muốn nghe để đi đến quyết định cho bản thân mình.

“Tôi hình dung ra những gì mình sẽ làm khi trở thành một nhà Coach. Và tôi thấy như đó là “nhà”, là điều tôi hằng mong muốn”

Và trực giác của ông đã đúng. Ông nhạy bén nhận ra, thế giới kinh doanh hiện nay là môi trường phát triển cực thịnh cho những nhà Coach tài ba. Nhất là với những người có chuyên môn cao với chứng chỉ quốc tế. Hiện nay ở New York, Moody cho biết ông đã xây dựng khóa huấn luyện thực hành thành công tập trung chủ yếu vào cách làm việc với các nhà điều hành cấp cao trong một loạt ngành nghề và lĩnh vực, bao gồm chăm sóc sức khỏe, thời trang và dịch vụ tài chính.

Việc trở thành một huấn luyện viên cũng mang lại rất nhiều thỏa nguyện cho Moody. “Đồng nghiệp cũ của tôi, người khuyên tôi không nên đi theo con đường này, nói rằng trông tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn lúc này. Quả thật, tôi cảm thấy mình là người may mắn nhất thế giới khi có thể tự đi theo con đường mà mình yêu thích. Tôi chỉ ước phải chi mình có thể bắt đầu việc này sớm hơn.

Simon Moody đã trở thành một nhà Coach tài ba trên thế giới. Vậy còn bạn? Bạn vẫn còn băn khoăn nên làm gì và làm thế nào để lèo lái “con thuyền” của mình, “thủy thủ” của mình? Hãy liên hệ Lee Hecht Harrison Vietnam để được tư vấn ngay.

Categories
Khai Vấn Phát Triển Nhân Lực

Tạo nên sự khác biệt. Chuyện về những con sao biển

Tạo nên sự khác biệt. Chuyện về những con sao biển

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

Tạo nên sự khác biệt

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng có những sự việc không thể thay đổi chính nên dẫu chúng ta có thay đổi cũng không tạo nên sự khác biệt. Liệu điều này có đúng?

Đó là một sớm đẹp trời, những tia nắng đầu tiên của bình minh đang dần ló dạng. Một nhà triết học nọ đang dạo bước quanh bờ biển tận hưởng không khí trong lành. Ông chợt để ý từ phía xa có một thanh niên đang loay hoay làm gì đấy. Tò mò, ông bước đến gần hơn thì nhận ra chàng trai kia đang nhặt lên một vật gì rồi ném về phía những con sóng.

“Cậu đang làm gì đấy?” – Nhà triết học chào chàng trai và hỏi

“Cháu đưa những con sao biển về với đại dương” – Chàng trai trả lời – “Mặt trời sắp lên và sóng đang rút xuống, nếu cháu không đưa chúng về biển, chúng sẽ chết mất thôi”

“Nhưng chàng trai trẻ…” – Nhà triết học nói – “Cháu không thấy là bờ biển này dài cả hàng trăm hàng ngàn dặm, và có cả triệu con sao biển dọc theo đấy sao? Cháu có giúp bao nhiêu con đi nữa cũng chẳng khác biệt gì đâu!”

Chàng trai lắng nghe một cách lịch sự, sau đó lại cúi xuống và nhặt một con sao biển khác, ném về phía đại dương.

“Ông thấy đấy” – chàng trai cười nói với nhà triết học – “Cháu vừa tạo ra sự khác biệt với con sao biển đó”

– Sưu tầm từ “The Star Thrower” của Loren Eiseley

Đôi khi chúng ta thường hay nghĩ rằng có những sự vật sự việc không thể thay đổi chính do bản chất hoặc do đã có quá nhiều những điều tương tự hiện hữu nên dẫu chúng ta có thay đổi cũng không có tác dụng gì cả. Ví như nhà triết học trên có thể có những kinh nghiệm dày dặn, nhưng điều đó vô hình chung đã tạo nên một khuôn mẫu khó thay đổi.

Qua câu chuyện trên, Lee Hecht Harrison Vietnam thông qua chàng trai trẻ kia muốn đem đến một cái nhìn khác biệt trong từng khía cạnh của công việc coaching đến các nhà lãnh đạo. Hãy cùng Lee Hecht Harrison Vietnam tạo nên sự khác biệt!

Categories
Workforce Transformations

4 Xu Hướng Chủ Đạo Trong Chuyển Đổi Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp năm 2020

4 Xu Hướng Chủ Đạo Trong Chuyển Đổi Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp năm 2020

Let us help you turn
your workforce into a
true force

Contact us

Tại LHH, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giải pháp chuyển đổi nguồn nhân lực (workforce transformation) cho khách hàng, xem đây như một chiến lược không chỉ để cải thiện hiệu suất công việc hiện tại của doanh nghiệp, mà còn là sự chuẩn bị cho việc ứng phó với những thay đổi không thể tránh khỏi trong tương lai.

Diễn Biến Trong Năm 2019 Và Xu Hướng Năm 2020

Năm 2020 sẽ có những thay đổi sâu sắc trong cách chúng ta làm việc. Với các doanh nghiệp xem sự Thay đổi này như một Cơ hội, và muốn nắm bắt được cơ hội này, sẽ phải cần có cách thức tiếp cận mới trong chính sách quản trị nhân tài.

Quản trị nhân tài trong năm 2020 sẽ có nhiều chuyển biến. Những cải tiến mới làm thay đổi cách thức thực hiện công việc, tăng cường sử dụng phân tích dữ liệu trong tuyển dụng, sự phát triển của những năng lực lãnh đạo mới và tập trung hơn vào việc nâng cao kỹ năng của nhân viên để xây dựng hệ sinh thái nhân tài, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thực thi và chiến lược.

Những sự kiện và trải nghiệm mà LHH có được khi thực hiện các dự án với khách hàng, quan sát diễn biến của thị trường trong năm 2019 cho chúng tôi một dự đoán tổng quan về tình hình năm mới, năm 2020.

Tại LHH, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giải pháp chuyển đổi nguồn nhân lực (workforce transformation) cho khách hàng, xem đây như một chiến lược không chỉ để cải thiện hiệu suất công việc hiện tại của doanh nghiệp, mà còn là sự chuẩn bị cho việc ứng phó với những thay đổi không thể tránh khỏi trong tương lai.

Thông qua hiểu biết thu được từ những cuộc đối thoại với các khách hàng hàng đầu của LHH, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu sâu về những thách thức trong việc chuyển đổi nguồn nhân lực. Nghiên cứu đã cho thấy rằng những thách thức này có mặt tích cực, tiêu cực và đôi khi gây ảnh hưởng không tốt đến văn hóa và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.

Những câu chuyện trước thềm chuyển đổi

LHH đã dành khá nhiều thời gian trong năm trước để đối thoại cùng các chuyên gia nhân sự cấp cao, những người đang dẫn đầu về việc chuyển đổi nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mới của doanh nghiệp. Thật khó để khẳng định rằng giá trị của việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp trong việc chuyển đổi được đánh giá cao.

Chúng tôi đã có những khoảng thời gian quý giá với các khách hàng hàng đầu của LHH.  Intelsat, một trong những nhà cung cấp giải pháp truyền thông vệ tinh hàng đầu thế giới và Fellowes Brand, nhà phát minh của những chiếc hộp gấp nếp phổ biến, cho chúng tôi thấy các doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau đã thành công như thế nào trong việc thay đổi để vượt lên đối thủ. Khi đó, Recology, một trong những nhà quản lý chất thải rắn hàng đầu của San Francisco, cho thấy các doanh nghiệp có khả năng gắn kết nhân viên tốt có thể phát thảo lộ trình chuyển đổi như thế nào. Và các nhà lãnh đạo tại Clinique la Prairi có trụ sở tại Thụy Sĩ, một trong những chuỗi spa tốt nhất thế giới, đã cho thấy một công ty danh tiếng có thể thay đổi như thế nào để mở rộng hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

Và, khi đi sâu vào các chiến lược mà các doanh nghiệp thành công sử dụng để xây dựng nguồn nhân lực trong tương lai và những thống kê về chuyển đổi năm 2019, LHH nhận định có bốn xu hướng hàng đầu trong chuyển đổi nguồn nhân lực vào năm 2020.

Learning Will Make or Break Your Future Business Plans

Vào tháng 12/2019, LHH đã có bài viết về việc học tập kỹ năng mới của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể như thế nào trong năm. Và giờ đây, các doanh nghiệp thành công đang tập trung đầu tư học tập vào việc kết nối những người cần việc với những công việc cần người.


Mặc dù đó có vẻ là một ý tưởng khá đơn giản, nhưng thực tế đã chứng minh rằng nhiều doanh nghiệp chưa thấy được rằng, những kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động hiện tại không thể đáp ứng hòan toàn cho nhu cầu công việc trong tương lai.

Người lao động ngày nay mong đợi nhận được nhiều cơ hội đào tạo và phát triển hơn từ công ty của họ. Họ đang tìm kiếm những cách mới và thú vị hơn để học hỏi. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, các công ty đang đầu tư cho nhân viên học tập với các chuyên gia khai vấn cá nhân. Với sự kết hợp các chuyên gia khai vấn hàng đầu và công nghệ thông qua một nền tảng video, LHH đã cung cấp các chương trình học phù hợp hơn cho từng cá nhân. Theo đó, doanh nghiệp cũng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của nhân viên và hoàn thiện đội ngũ nhân tài cho doanh nghiệp.

The Dawn of the Renewable Workforce

In the past, when human capital was seen as easily replaceable, employers could fire thousands of workers and hire thousands of new employees who had the skills needed for future challenges. Today’s global shortage of skilled workers has made it abundantly clear that this approach is doomed to fail.
Trước đây, khi nhân lực được xem là dễ thay thế, doanh nghiệp có thể sa thải hàng nghìn công nhân và thuê hàng nghìn người mới có kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong tương lai. Ngày nay, tình trạng thiếu công nhân lành nghề trên toàn cầu đã cho thấy rất rõ rằng phương pháp này không còn hiệu quả.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, doanh nghiệp nên xem vốn nhân lực là một nguồn lực có thể đào tạo và phát triển, thay vì có thể thay thế; tài sản và đầu tư, thay vì chi phí.


Matt such, nhà lãnh đạo thực hành toàn cầu cho giải pháp đánh giá và phân tích của LHH, đã chỉ ra rằng, có rất ít công ty thực hiện đánh giá chất lượng của lực lượng lao động hiện tại của họ trước khi lập kế hoạch thay đổi trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện bởi LHH và Tập đoàn Adecco cho thấy rất ít công ty đầu tư cho công tác nâng cao và bổ sung kỹ năng chuyên môn cho nguồn nhân lực – hay còn được gọi là định hình kỹ năng (reskill & upskill). Thay vào đó, doanh nghiệp tiêu tốn nhiều cho công tác sa thải và tuyển dụng để tìm những người có kỹ năng phù hợp.

Developing a New Generation of Leaders

Một lực lượng lao động giỏi và đầy đủ các kỹ năng cần thiết sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng của mình nếu không có những nhà lãnh đạo tài ba. Do đó, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để xem xét tầm quan trọng của sự lãnh đạo hiệu quả, có trách nhiệm trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh. Những thay đổi trong quản trị nhân tài ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phát triển một thế hệ lãnh đạo mới trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu tư LHH cho thấy đây sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Vince Molinaro, tác giả của The Leadership Contract, đã đúc kết kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu toàn cầu đã đưa ra bức tranh hấp dẫn nhưng có phần đáng lo ngại về tình trạng của lãnh đạo ngày nay. Các nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ cần có trách nhiệm hơn để thúc đẩy kết quả kinh doanh và như nghiên cứu của Molinaro, cho thấy, các tổ chức đơn giản là chưa đầu tư đủ để phát triển các nhà lãnh đạo đó.

The Rise in Importance of Organizational Culture

Năm 2020, Văn hóa doanh nghiệp cũng là một điểm cần chú trọng, ngoài việc đẩy mạnh học tập, bổ sung và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động và lãnh đạo..

Trong một cuộc phỏng vấn với Ricardo Vargas, giám đốc điều hành của Brightline Initiative, chúng tôi đã đi sâu vào trọng tâm của chiến lược thực thi, quá trình các doanh nghiệp lựa chọn ra những ý tưởng tốt nhất của họ và đưa chúng vào thực tiễn. Đặc biệt, chúng tôi đã phát hiện ra lý do tại sao rất nhiều ý tưởng tốt không bao giờ thành hiện thực. “Mọi người biến ý tưởng thành hiện thực”, ông Vagas phát biểu. “Yếu tố con người là thành phần trọng yếu của chiến lược. Do đó để thu hẹp khoảng cách giữa chiên lược và thực thi, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhân viên của mình và làm sao để mọi người có thể gắn kết tốt hơn.”

Trong khi đó, Michael Haid, SVP và giám đốc điều hành phát triển tài năng của LHH Hoa Kỳ, đã nghiên cứu rất lâu về những nguy cơ của việc xem xét lại văn hóa tổ chức khi lên kế hoạch cho bất kỳ sáng kiến chuyển đổi nào. Cụ thể, Haid lưu ý rằng điều cần thiết là các doanh nghiệp phải hiểu rõ những mặt tốt, xấu của văn hóa hiện tại trước khi hoạch định chuyển đổi.

Tóm lại, năm 2020 sẽ có những thay đổi sâu sắc trong cách chúng ta làm việc. Các doanh nghiệp xem thay đổi là cơ hội sẽ cần áp dụng các phương pháp mới trong việc quản lý nhân tài để tối đa hóa các cơ hội.

LHH uses cookies to ensure you get the best experience on our website. Learn more Accept